Bài viết này chúng ta sẽ ôn tập về tính chất hóa học của anken, ankadien để qua đó biết cách phân biệt anken, ankadien bằng phương pháp hóa học, đồng thời giải một số bài tập vận dụng nội dung kiến thức này.
I. Tóm tắt lý thuyết anken, ankađien
1. Công thức phân tử của anken, ankadien
- CTPT của anken là: CnH2n
- CTPT của ankadien: CnH2n-2
2. Đặc điểm cấu tạo của anken, ankadien
- Trong phân tử anken có một liên kết đôi C=C, ankadien có hai liên kết đôi C=C.
- Anken và ankadien đều có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.
- Một số anken, ankadien còn có đồng phân hình học.
3. Tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankadien
- Phản ứng cộng: với hidro (H2), hidro halogenua (HX), brom (dung dịch).
- Phản ứng trùng hợp.
4. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankadien:
II. Bài tập về Anken và Ankađien
* Bài 1 trang trang 137 SGK Hóa 11: Viết các phương trình hóa học minh họa:
a) Để tách metan từ hỗn hợp với một lượng nhỏ etilen, người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư
b) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4, thấy màu của dung dịch nhạt dần có kết tủa màu nâu đen xuất hiện
° Lời giải bài 1 trang trang 137 SGK Hóa 11:
a) Khi dẫn hỗn hợp khí (gồm CH4 và C2H4) qua dung dịch brom dư thì C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, CH4 không tác dụng sẽ đi ra khỏi bình được dung dịch nước brom, PTHH như sau:
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
b) PTHH khi sục khí propilen C3H6 vào dung dịch KMnO4,
3CH2=CH-CH3 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2(OH)-CH(OH)-CH3 + 2MnO2↓ + 2KOH
* Bài 2 trang trang 138 SGK Hóa 11: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là metan, etilen và cacbonic. Viết phương trình hóa học minh họa.
° Lời giải bài 2 trang trang 138 SGK Hóa 11:
- Dẫn 3 khí qua dung dịch nước vôi trong dư, khí nào làm đục nước vôi trong là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓(trắng) + H2O
- Hai khí còn lại không có hiện tượng là CH4 và C2H4. Ta dẫn 2 khí này qua dung dịch nước brom
- Khí nào làm nhạt màu dd nước brom là C2H4 còn lại không có hiện tượng gì là CH4
C2H4 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br-CH2Br(không màu)
* Bài 3 trang trang 138 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
° Lời giải bài 3 trang trang 138 SGK Hóa 11:
- Các PTPƯ của sơ đồ trên như sau:
2CH4 -1500C, làm lạnh nhanh→ C2H2 + 3H2
C2H2 + H2 C2H4
C2H4 + H2 C2H6
C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
* Bài 4 trang trang 138 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế: 1,2 - đicloetan; 1,1 - dicloetan từ etan và các chất vô cơ cần thiết.
° Lời giải bài 4 trang trang 138 SGK Hóa 11:
- Các PTPƯ:
CH3-CH3 CH2=CH2 + H2
• Điều chế (1,2 - đicloetan)
CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl-CH2Cl
• Điều chế (1,1 - đicloetan)
CH3-CH3 + Cl2 CH3-CHCl2 + 2HCl
* Bài 5 trang trang 138 SGK Hóa 11: Cho 4,48 lít khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm thể tích của khí metan trong hỗn hợp là:
A. 25%; B. 50%; C. 60%; D. 37,5%;
Hãy chọn đáp án đúng
° Lời giải bài 5 trang trang 138 SGK Hóa 11:
◊ Chọn đáp án đúng: A. 25%
- Khi cho hỗn hợp khí (gồm CH4 và C2H4) đi qua dung dịch Brom chỉ có C2H4 phản ứng hết với dung dịch brom, CH4 không tác dụng sẽ đi ra khỏi bình.
C2H4 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br-CH2Br(không màu)
- Vậy 1,12 lít khí thoát ra là metan CH4
⇒ %VCH4 = (1,12/4,48).100% = 25%.
* Bài 6 trang trang 138 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế polibuta-1,3-dien từ but-1-en
° Lời giải bài 6 trang trang 138 SGK Hóa 11:
But-1-en: CH2=CH-CH2-CH3
Polibuta-1,3-dien: (-CH2-CH=CH-CH2-)n
- Các phương trình phản ứng như sau:
CH2=CH-CH2-CH3 +H2 CH3-CH2-CH2-CH3
CH3-CH2-CH2-CH3 CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
CH2=CH-CH=CH2 (-CH2-CH=CH-CH2-)n (Cao su buna)
* Bài 7 trang trang 138 SGK Hóa 11: Đốt cháy hoàn toàn 5,40 gam ankađien liên hợp X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của X?
A. CH2=CH-CH=CH2
B. CH2=CH-CH=CH-CH3
C. CH2=CH(CH3)-CH2-CH3
D. CH2=C=CH-CH3
° Lời giải bài 7 trang trang 138 SGK Hóa 11:
◊ Chọn đáp án đúng: A. CH2=CH-CH=CH2
- Theo bài ra, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) nên:
⇒ nC = nCO2 = 0,4 (mol) ⇒ mC = 12.0,4 = 4,8(g)
⇒ mC = 12.0,4 = 4,8 (gam)
⇒ mH = 5,4 - 4,8 = 0,6 (gam)
⇒ nH = 0,6 (mol)
⇒ nH2O = ½nH = ½.0,6 = 0,3(mol)
- Xét tỉ lệ số nguyển tử của C và H, ta có: nC : nH = 0,4 : 0,6 = 4 : 6 = 2 : 3.
⇒ Đáp án A hoặc D đúng
- Vì X là ankađien liên hợp đáp án A đúng
No comments:
Post a Comment