Responsive Ads Here

Monday, February 1, 2021

h11-Bài 25. Tính chất hóa học, công thức cấu tạo của Ankan và bài tập

Metan CH4 chính là một trong những chất nằm trong dãy Ankan hidrocacbon no mà các em đã được giới thiệu ở lớp 9. Vậy AnKan là gì? có tính chất hóa học, tính chất vật lý đặc trưng nào? công thức cấu tạo phân tử ra sao? được ứng dụng và điều chế như thế nào trong đời sống thực tế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.


 

I. Ankan là gì? Công thức và cách gọi tên Ankan

1. Ankan là gì, công thức cấu tạo?

- Ankan là những hidrocacbon no, mạch hở trong phân tử chỉ có liên kết đơn C-C, C-H có công thức chung là: CnH2n+2 (n≥1).

- Hợp chất trong dãy Ankan có công thức đơn giản nhất chính là metan: CH4

Công thức cấu tạo và mô hình phân tử của metan

2. Tên gọi của Ankan (danh pháp)

- Cách gọi tên Ankan mạch cacbon thẳng: Tên mạch cacbon + an

CH4: Metan ; C2H6: Etan ; C3H8: Propan ; C4H10: Butan ; C5H12: Pentan

C6H14: Hexan ; C7H16: Heptan ; C8H18: Octan ; C9H20: Nonan ; C10H22: Đecan

* Cách nhớ gợi ý: Mẹ (Metan) Em (Etan) Phải (Propan) Bón (Butan) Phân (Pentan) Hóa (Hexan) Học (Heptan) (Octan) Ngoài (Nonan) Đồng (Đecan).

- Cách gọi tên Ankan khi mạch cacbon có nhánh:

+ Chọn mạch chính : là mạch dài nhất có nhiều nhóm thế nhất.

+ Đánh số vị trí cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn.

+ Gọi tên: Vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (tên ankan tương ứng với số nguyên tử cacbon trong mạch chính).

Ví dụ:

cách gọi tên ankan có mạch nhánhcách gọi tên ankan có mạch nhánhcách gọi tên ankan mạch có nhánh

II. Tính chất vật lý của Ankan

- Các ankan đều không tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ và đều là những chất không màu.

- Ở nhiệt độ thường, các ankan từ C1 đến C4 ở trạng thái khí; từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái lỏng; từ khoảng C18 trở lên ở trạng thái rắn.

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung đều tăng theo số nguyên tử C trong phân tử tức là tăng theo phân tử khối. Ankan nhẹ hơn nước.

III. Tính chất hóa học của Ankan

1. Ankan phản ứng thế bởi halogen (Cl2, Br2)

- Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng hỗn hợp metan và clo sẽ xảy ra phản ứng thế lần lượt các nguyên tử hiđro bằng clo:

CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl

CH3Cl: metyl clorua (clometan)

CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl

CH2Cl2: metylen clorua (điclometan)

CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl

CHCl3: clorofom (triclometan)

CHCl3 + Cl2 CCl4 + HCl

CCl4: cacbon tetraclorua(tetraclometan)

2. Phản ứng tách của Ankan

a) Phản ứng tách H2 của Ankan

- Phản ứng này còn gọi là phản ứng đề hidro hóa

CH3-CH3 CH2=CH2 + H2

- Tổng quát: CnH2n+2 CnH2n + H2

* Chú ý:

- Chỉ những ankan trong phân tử có từ 2 nguyên tử C trở lên mới có khả năng tham gia phản ứng tách H2.

- Trong phản ứng tách H2, 2 nguyên tử H gắn với 2 nguyên tử C nằm cạnh nhau tách ra cùng nhau và ưu tiên tách H ở C bậc cao.

CH3-CH2-CH3 → CH2=CH-CH3 + H2

b) Phản ứng cracking

- Phản ứng này còn gọi là phản ứng cracking (bẻ gãy mạch cacbon) xảy ra ở điều kiện nhiệt độ, áp suất và xúc tác thích hợp.

CH3-CH2-CH2-CH3

3. Phản ứng cháy của Ankan

- Phản ứng này còn gọi là phản ứng oxi hóa ankan

CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

- Tổng quát: CnH2n+2 + [(3n+1)/2]O2 → nCO2 + (n+1)H2O

- Đối với phản ứng cháy của ankan khi làm bài tập cần lưu ý 2 đặc điểm:

♦ nCO2 < nH2O.

♦ nH2O - nCO2 = nankan bị đốt cháy.

- Nếu không đủ oxi, ankan bị cháy không hoàn toàn, khi đó ngoài CO2 và H2O còn tạo ra các sản phẩm như CO, muội than, không những làm giảm năng suất tỏa nhiệt mà còn gây độc hại cho môi trường. Khi có xúc tác, nhiệt độ thích hợp, ankan bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi như:

CH4 + 2O2 HCH=O + 2H2O

IV. Điều chế và Ứng dụng của Ankan

1. Điều chế Ankan

a) Trong công nghiệp

- Metan và các đồng đẳng được tách từ khí thiên nhiên và dầu mỏ.

b) Trong phòng thí nghiệm

- Khi cần một lượng nhỏ metan, người ta nung natri axetat với vôi tôi xút, hoặc có thể cho nhôm cacbua tác dụng với nước:

- Nhiệt phân muối Natri của axit cacboxylic (phản ứng vôi tôi xút):

CH3COONa + NaOH CH4↑ + Na2CO3

- Tổng quát: CnH2n+2-x(COONa)x + xNaOH CnH2n+2 + xNa2CO3

- Riêng với CH4 có thể dùng phản ứng:

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4

C + 2H2 CH4

2. Ứng dụng của Ankan

- Dùng làm dung môi, dầu bôi trơn và làm nhiên liệu như CH4 dùng trong đèn xì để hàn, cắt kim loại.

- Để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác: CH3Cl, CH2Cl2, CCl4, CF2Cl2,...

- Đặc biệt từ CH4 điều chế được nhiều chất khác nhau: hỗn hợp CO + H2, amoniac NH3 , axit axetic CH≡CH, rượu metylic C2H5OH và anđehit fomic HCHO.

V. Bài tập về Ankan

Bài 1 trang 115 SGK Hóa 11: Thế nào là hidrocacbon no, ankan, xicloankan?

* Lời giải bài 1 trang 115 SGK Hóa 11:

- Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. hiđrocacbon no được chia thành hai loại:

+ Ankan (hay parafin) là những hiđrocacbon no không có mạch vòng.

+ Xicloankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng.

- Hiđrocacbon no là nguồn nhiên liệu chính và là nguồn nguyên liệu quan trọng ngành công nhiệp hóa học.

Bài 2 trang 115 SGK Hóa 11: Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: –CH3 ; -C3H7; -C6H13

* Lời giải bài 2 trang 115 SGK Hóa 11:

- Gốc Ankan và công thức phân tử hidrocacbon tương ướng:

Gốc Ankan CTPT
-CH3 CH4
-C3H7 C3H8
-C6H13 C6H14

Bài 3 trang 115 SGK Hóa 11: Viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1:1) khi chiếu sáng.

b) Tách một phân tử hidro từ phân tử propan.

c) Đốt cháy hexan.

* Lời giải bài 3 trang 115 SGK Hóa 11:

a)

b)

c)

Bài 4 trang 116 SGK Hóa 11: Các hidrocacbon no được dùng làm nhiên liệu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế .

B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.

C. Hiđrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.

D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên

* Lời giải bài 4 trang 116 SGK Hóa 11:

- Đáp án: D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên

Bài 5 trang 116 SGK Hóa 11: Hãy giải thích:

a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.

b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.

* Lời giải Bài 5 trang 116 SGK Hóa 11:

a) Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửu là vì: xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường( trong thành phần cùng có các ankan) để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.

b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vi: xăng, dầu nhẹ hơn nước; khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy cháy to hơn. Còn khi sử dụng cát hoặc bình chứa khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí là cho đám cháy bị dập tắt.

Bài 6 trang 116 SGK Hóa 11: Công thức cấu tạo ứng với tên gọi nào sau đây?

A. Neopentan

B. 2-metylpentan

C. Isobutan

D. 1,1-đimetylbutan

* Lời giải bài 6 trang 116 SGK Hóa 11:

- Đáp án: B. 2-metylpentan

Bài 7 trang 116 SGK Hóa 11: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6g ankan X thu được 5,6 lít khí CO2(đktc). Công thức phân tử của X là:

A. C3H8 ; B. C5H10

C. C5H12 ; D. C4H10

* Lời giải bài 7 trang 116 SGK Hóa 11:

- Gọi công thức phân tử của ankan cần tìm là CnH2n+2

- Theo bài ra, thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) nên:

- Theo PTPƯ thì:

- Theo bài ra, số gam CnH2n+2 đốt cháy là 3,6gam nên:

⇒ ankan là: C5H12

⇒ Vậy đáp án đúng là: C. C5H12

Hy vọng với bài viết về tính chất hóa học, công thức cấu tạo của Ankan và bài tập ở trên hữu ích cho các em. 

h11-Bài 27. Luyện tập Ankan 


No comments:

Post a Comment