PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
Là phản ứng giữa:
• axit với bazơ
• axit với muối
• bazơ với muối
• muối với muối
I. Bản chất của phản ứng trao đổi ion:
VD1: HCl tác dụng với NaOH hay HCl tác dụng với Ba(OH)₂ giống nhau, đều là phản ứng sau:
𝐇⁺ + 𝐎𝐇 ˉ → 𝐇₂𝐎
VD2: AgNO₃ tác dụng với NaCl hay AgNO₃ tác dụng với HCl giống nhau, đều là phản ứng sau:
𝐀𝐠⁺ + 𝐂𝐥ˉ → 𝐀𝐠𝐂𝐥
VD3: Na₂S tác dụng với HCl hay Na₂S tác dụng với H₂SO₄ giống nhau, đều là phản ứng sau:
𝐒²ˉ + 𝟐𝐇⁺ → 𝐇₂𝐒
II. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion:
1) Tạo thành chất kết tủa
Chất tạo thành là các muối kết tủa:
• AgCl; PbCl₂; AgBr; AgI; Ag₂S; Ag₃PO₄...
• CaSO₄; BaSO₄; PbSO₄; CaSO₃; BaSO₃; PbSO₃…
• Muối có gốc S²ˉ; PO₄³ˉ (trừ muối với Na; K; NH₄⁺)
Chất tạo thành là axit không tan hoặc bazơ không tan
• H₂SiO₃; Fe(OH)₂; Fe(OH)₃; Pb(OH)₂; Cu(OH)₂…
2) Tạo thành chất điện li yếu
• H₂O
• Axit yếu: CH₃COOH; H₂SO₃ (phân hủy); H₂CO₃ (phân hủy); H₃PO₄; HClO; HNO₂…
• Baz yếu: Mg(OH)₂
• Hidroxit lưỡng tính: Zn(OH)₂; Pb(OH)₂; Sn(OH)₂; Al(OH)₃; Cr(OH)₃…
3) Tạo thành chất khí
• H₂S; CO₂; SO₂, NH₃
III. Cách viết phương trình ion rút gọn:
Bước 1: hoàn thành các sản phẩm ở vế bên phải
Bước 2: viết phương trình ion, tách tất cả các chất thành ion nhưng chú ý như sau
• Chất nào điện li mạnh mới viết ra thành ion
• Giữ nguyên: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.
• Ở hai vế của phương trình có ion nào giống nhau thì gạch chéo.
• Chú ý hệ số cân bằng ở hai bên cho chính xác
Bước 3: viết pt rút gọn bằng cách:
• Thấy ion nào tồn tại ở cả hai bên phương trình thì gạch bỏ
• Giữ nguyên: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.
• Tối giản hệ số cân bằng ở hai bên.
Phương trình phân tử: HCl + NaOH → H₂O + NaCl
Phương trình ion: H⁺ + Clˉ + Na⁺ + OHˉ → H₂O + Na⁺ + Clˉ (ta thấy hai bên đều có Clˉ và Na⁺ nên bỏ)
Phương trình ion rút gọn: 𝐇⁺ + 𝐎𝐇ˉ → 𝐇₂𝐎
No comments:
Post a Comment