Responsive Ads Here

Thursday, December 2, 2021

Bài tập trắc nghiệm – hóa học 10

 


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM – HÓA HỌC 10

1. Cho số hiệu, xác định cấu hình electron

Câu 1: Nguyên tử X (Z = 7) có cấu hình electron là

𝐀. 1s²2s²2p³. 𝐁. 1s²2s²2p⁷. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐃. 1s²2s²2p⁴.

Câu 2: Nguyên tử X (Z = 10) có cấu hình electron là

𝐀. 1s²2s²2p⁴. 𝐁. 1s²2s²2p⁶. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s¹. 𝐃. 1s²2s²2p⁸.

Câu 3: Nguyên tử X (Z = 12) có cấu hình electron là

𝐀. 1s²2s²2p⁶. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s¹. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐃. 1s²2s²2p⁵3s¹.

Câu 4: Nguyên tử X (Z = 15) có cấu hình electron là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3p⁵. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s¹3p⁴. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁵. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p³.

Câu 5: Nguyên tử X (Z = 17) có cấu hình electron là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁵. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s¹3p⁷. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s³3p⁴. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p³.

Câu 6: Nguyên tử X (Z = 20) có cấu hình electron là

𝐀. 1s²2s²2p⁶ 3s3 3p⁷.

𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s².

𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d².

𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p³4s¹.

2. Cho cấu hình electron, xác định số hiệu

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s² 2s²2p⁶ 3s¹. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 13. 𝐁. 14. 𝐂. 12. 𝐃. 11.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶4s¹. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 15. 𝐁. 11. 𝐂. 7. 𝐃. 19.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶3d 4s¹. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 23. 𝐁. 24. 𝐂. 22. 𝐃. 19.

3. Cho cấu hình electron lớp ngoài cùng, xác định số hiệu

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s². Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 12. 𝐁. 5. 𝐂. 32. 𝐃. 23.

Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s²3p³. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 11. 𝐁. 25. 𝐂. 14. 𝐃. 15.

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s²2p⁶. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 19. 𝐁. 10. 𝐂. 26. 𝐃. 12.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s²3p⁴. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 12. 𝐁. 22. 𝐂. 16. 𝐃. 15.

Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s²2p⁵. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 9. 𝐁. 11. 𝐂. 25. 𝐃. 7.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s²2p¹. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

𝐀. 21. 𝐁. 7. 𝐂. 3. 𝐃. 5.

4. Cho cấu hình electron, xác định số lớp electron

Câu 16: Cấu hình electron của Si (Z = 14) là 1s²2s²2p⁶3s²3p². Nguyên tử silic có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 1. 𝐁. 2. 𝐂. 3. 𝐃. 4.

Câu 17: Cấu hình electron của S (Z = 16) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴. Nguyên tử lưu huỳnh có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 10. 𝐁. 3. 𝐂. 4. 𝐃. 6.

Câu 18: Cấu hình electron của Ne (Z = 10) là 1s²2s²2p⁶. Nguyên tử neon có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 2. 𝐁. 8. 𝐂. 5. 𝐃. 1.

Câu 19: Cấu hình electron của Ca (Z = 20) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s². Nguyên tử canxi có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 9. 𝐁. 5. 𝐂. 8. 𝐃. 4.

Câu 20: Cấu hình electron của Fe (Z = 26) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d⁶ 4s². Nguyên tử sắt có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 4. 𝐁. 7. 𝐂. 8. 𝐃. 4.

Câu 21: Cấu hình electron của He (Z = 2) là 1s². Nguyên tử heli có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 1. 𝐁. 2. 𝐂. 3. 𝐃. 4.

5. Cho cấu hình electron, xác định số electron lớp ngoài cùng

Câu 22: Cấu hình electron của P (Z = 15) là 1s²2s²2p⁶3s²3p³. Nguyên tử photpho có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 2. 𝐁. 3. 𝐂. 5. 𝐃. 15.

Câu 23: Cấu hình electron của Cr (Z = 24) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d5 4s¹. Nguyên tử crom có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 6. 𝐁. 1. 𝐂. 24. 𝐃. 4.

Câu 24: Cấu hình electron của Ar (Z = 18) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. Nguyên tử argon có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 8. 𝐁. 6. 𝐂. 3. 𝐃. 18.

Câu 25: Cấu hình electron của F (Z = 9) là 1s²2s²2p⁵. Nguyên tử flo có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 9. 𝐁. 2. 𝐂. 5. 𝐃. 7.

Câu 26: Cấu hình electron của Fe (Z = 26) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d⁶ 4s². Nguyên tử sắt có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 6. 𝐁. 8. 𝐂. 26. 𝐃. 2.

Câu 27: Cấu hình electron của Li (Z = 2) là 1s² 2s¹. Nguyên tử liti có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 1. 𝐁. 2. 𝐂. 3. 𝐃. 4.

6. Cho số hiệu, xác định số lớp electron

Câu 28: Cho P (Z = 15). Nguyên tử photpho có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 1. 𝐁. 2. 𝐂. 3. 𝐃. 4.

Câu 29: Cho Cl (Z = 17). Nguyên tử clo có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 7. 𝐁. 3. 𝐂. 5. 𝐃. 17.

Câu 30: Cho Ne (Z = 10). Nguyên tử neon có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 2. 𝐁. 8. 𝐂. 5. 𝐃. 1.

Câu 31: Cho Ca (Z = 20). Nguyên tử canxi có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 20. 𝐁. 2. 𝐂. 12. 𝐃. 4.

Câu 32: Cho Li (Z = 3). Nguyên tử liti có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 4. 𝐁. 3. 𝐂. 1. 𝐃. 2.

Câu 33: Cho Mg (Z = 12). Nguyên tử magie có bao nhiêu lớp electron?

𝐀. 3. 𝐁. 2. 𝐂. 12. 𝐃. 24.

7. Cho số hiệu, xác định số electron lớp ngoài cùng

Câu 34: Cho C (Z = 12). Nguyên tử cacbon có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 12. 𝐁. 2. 𝐂. 4. 𝐃. 3.

Câu 35: Cho Al (Z = 13). Nguyên tử nhôm có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 1. 𝐁. 3. 𝐂. 13. 𝐃. 27.

Câu 36: Cho S (Z = 16). Nguyên tử lưu huỳnh có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 6. 𝐁. 3. 𝐂. 4. 𝐃. 16.

Câu 37: Cho Ca (Z = 20). Nguyên tử canxi có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 6. 𝐁. 20. 𝐂. 4. 𝐃. 2.

Câu 38: Cho O (Z = 8). Nguyên tử oxi có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 2. 𝐁. 4. 𝐂. 8. 𝐃. 6.

Câu 39: Cho K (Z = 19). Nguyên tử kali có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

𝐀. 1. 𝐁. 4. 𝐂. 19. 𝐃. 3.

8. Cho cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p, d, f

Câu 40: Cấu hình electron của Al (Z = 13) là 1s²2s²2p⁶3s²3p¹. Nguyên tố nhôm thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 41: Cấu hình electron của S (Z = 16) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴. Nguyên tố lưu huỳnh thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 42: Cấu hình electron của Na (Z = 11) là 1s²2s²2p⁶3s¹. Nguyên tố natri thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 43: Cấu hình electron của Cl (Z = 17) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁵. Nguyên tố clo thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 44: Cấu hình electron của Ar (Z = 18) là 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. Nguyên tố argon thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

9. Cho số hiệu, xác định nguyên tố s, p, d, f

Câu 45: Cho Mg (Z = 12). Nguyên tố magie thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 46: Cho Cl (Z = 17). Nguyên tố clo thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 47: Cho Li (Z = 3). Nguyên tố liti thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 48: Cho F (Z = 9). Nguyên tố flo thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

Câu 49: Cho Ar (Z = 18). Nguyên tố argon thuộc loại nguyên tố gì?

𝐀. Nguyên tố d. 𝐁. Nguyên tố s. 𝐂. Nguyên tố f. 𝐃. Nguyên tố p.

10. Cho cấu hình, xác định tính chất nguyên tố

Câu 50: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁴. 𝐂. 1s² 2s² 2p². 𝐃. 1s²2s²2p⁶.

Câu 51: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s² 3p⁶ 4s¹. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁵. 𝐃. 1s²2s²2p⁴.

Câu 52: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố phi kim?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s¹. 𝐁. 1s²2s²2p⁴. 𝐂. 1s². 𝐃. 1s²2s²2p⁶.

Câu 53: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố phi kim?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s¹. 𝐁. 1s²2s²2p⁶. 𝐂. 1s²2s²2p³. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶.

Câu 54: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố khí hiếm?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁵. 𝐂. 1s² 2s²2p¹. 𝐃. 1s²2s²2p⁶.

Câu 55: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố khí hiếm?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p³. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. 𝐃. 1s²2s²2p⁵.

Câu 56: Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử là 1s²2s²2p⁶. Tính chất của nguyên tố X là

𝐀. Kim loại. 𝐁. Phi kim. 𝐂. Khí hiếm. 𝐃. Kim loại hoặc phi kim.

Câu 57: Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử là 1s²2s²2p⁵. Tính chất của nguyên tố X là

𝐀. Kim loại. 𝐁. Phi kim. 𝐂. Khí hiếm. 𝐃. Kim loại hoặc phi kim.

Câu 58: Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử là 1s²2s²2p⁶3s². Tính chất của nguyên tố X là

𝐀. Kim loại. 𝐁. Phi kim. 𝐂. Khí hiếm. 𝐃. Kim loại hoặc phi kim.

Câu 59: Cho biết các cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

(X) 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p¹ ;

(Y) 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p⁶ 4s² ;

(Z) 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p⁶.

Trong các nguyên tố X, Y, Z, nguyên tố kim loại là

𝐀. Y và Z. 𝐁. X và Z. 𝐂. Y và Z. 𝐃. X và Y.

Câu 60: Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron:

X: 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p⁵;

Y: 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p³ ;

Z: 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p⁶ 4s¹.

Trong các nguyên tố X, Y, Z, các nguyên tố phi kim là

𝐀. X và Z. 𝐁. X và Y. 𝐂. Y và Z. 𝐃. X, Y và Z

11. Cho số hiệu, xác định tính chất nguyên tố

Câu 61: Nguyên tố nào là phi kim?

𝐀. Na (Z = 11). 𝐁. P (Z = 15). 𝐂. Al (Z = 13). 𝐃. Ar (Z = 18).

Câu 62: Nguyên tố nào là phi kim?

𝐀. F (Z = 9). 𝐁. K (Z = 19). 𝐂. Li (Z = 3). 𝐃. Ca (Z = 20).

Câu 63: Nguyên tố nào là kim loại?

𝐀. Cl (Z = 17). 𝐁. Mg (Z = 12). 𝐂. C (Z = 6). 𝐃. N (Z = 7).

Câu 64: Nguyên tố nào là kim loại?

𝐀. S (Z = 16). 𝐁. Ar (Z = 18). 𝐂. Si (Z = 14). 𝐃. K (Z = 19).

Câu 65: Nguyên tố nào là khí hiếm?

𝐀. S (Z = 16). 𝐁. Ar (Z = 18). 𝐂. Si (Z = 14). 𝐃. K (Z = 19).

Câu 66: Nguyên tố nào là khí hiếm?

𝐀. Ne (Z = 10). 𝐁. O (Z = 8). 𝐂. Mg (Z = 12). 𝐃. Na (Z = 11).

12. Cho vị trí trong bảng tuần hoàn, xác định công thức oxit cao nhất

Câu 67: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm IA. Công thức oxit cao nhất của R là

𝐀. RO. 𝐁. R₂O. 𝐂. RO₂. 𝐃. R₂O₃.

Câu 68: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm IIA. Công thức oxit cao nhất của R là

𝐀. RO. 𝐁. R₂O. 𝐂. RO₂. 𝐃. R₂O₅.

Câu 69: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Công thức oxit cao nhất của R là

𝐀. R₃O. 𝐁. R₂O₅. 𝐂. RO₃. 𝐃. R₂O₃.

Câu 70: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Công thức oxit cao nhất của R là

𝐀. RO₃. 𝐁. RO₄. 𝐂. RO₂. 𝐃. R₂O.

Câu 71: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Công thức oxit cao nhất của R là

𝐀. RO₃. 𝐁. RO₄. 𝐂. RO₂. 𝐃. R₂O₅.

Câu 72: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R là

𝐀. RO₃. 𝐁. RO₄. 𝐂. RO. 𝐃. R₂O₃.

Câu 73: Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất của R là

𝐀. R₂O₇. 𝐁. RO₂. 𝐂. R₇O₂. 𝐃. R₂O₃.

13. Cho vị trí trong bảng tuần hoàn, xác định công thức hợp chất khí với hiđro

Câu 74: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Công thức hợp chất khí với hiđro của R là

𝐀. RH₄. 𝐁. RH₃. 𝐂. RH₂. 𝐃. RH.

Câu 75: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm VA. Công thức hợp chất khí với hiđro của R là

𝐀. RH₂. 𝐁. RH₃. 𝐂. R₃H. 𝐃. RH₅.

Câu 76: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Công thức hợp chất khí với hiđro của R là

𝐀. RH. 𝐁. RH₃. 𝐂. R₃H. 𝐃. RH₄.

Câu 77: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Công thức hợp chất khí với hiđro của R là

𝐀. RH₇. 𝐁. RH₃. 𝐂. RH6. 𝐃. RH₂.

Câu 78: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Công thức hợp chất khí với hiđro của R là

𝐀. RH. 𝐁. RH₇. 𝐂. RH. 𝐃. RH₃.

Câu 79: Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Công thức hợp chất khí với hiđro của R là

𝐀. RH₄. 𝐁. RH. 𝐂. RH₂. 𝐃. RH₃.

14. Cho cấu hình electron, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn

Câu 80: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s² 2s²2p⁶ 3s¹. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kỳ 4, nhóm IA. 𝐁. chu kỳ 3, nhóm IA.

𝐂. chu kỳ 3, nhóm IA. 𝐃. chu kỳ 4, nhóm VIIA.

Câu 81: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁶ 4s¹. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kì 4, nhóm IIIA. 𝐁. chu kì 4, nhóm IA.

𝐂. chu kì 4, nhóm IA. 𝐃. chu kì 3, nhóm VIIA.

Câu 82: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s² 2s²2p⁶. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kỳ 2, nhóm VIIIA. 𝐁. chu kỳ 3, nhóm IA.

𝐂. chu kỳ 2, nhóm VIA. 𝐃. chu kỳ 3, nhóm VIA.

Câu 83: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s² 2s²2p⁶ 3s²3p⁴. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. nhóm VIIA, chu kì 3. 𝐁. nhóm IVA, chu kì 3.

𝐂. nhóm VIA, chu kì 2. 𝐃. nhóm VIA, chu kì 3.

15. Cho cấu hình electron lớp ngoài cùng, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn

Câu 84: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s². Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kỳ 2, nhóm IIIA. 𝐁. chu kỳ 3, nhóm IIA.

𝐂. chu kỳ 3, nhóm IA. 𝐃. chu kỳ 4, nhóm VIIA.

Câu 85: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s²3p³. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kì 5, nhóm IIIA. 𝐁. chu kì 3, nhóm IIA.

𝐂. chu kì 3, nhóm IIIA. 𝐃. chu kì 3, nhóm VA.

Câu 86: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s²3p⁶. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kỳ 3, nhóm VIIIA. 𝐁. chu kỳ 6, nhóm IIIA.

𝐂. chu kỳ 6, nhóm VIIIA. 𝐃. chu kỳ 3, nhóm VIA.

Câu 87: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s²3p¹. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kỳ 3, nhóm IIA. 𝐁. chu kỳ 3, nhóm IIIA.

𝐂. chu kỳ 3, nhóm IA. 𝐃. chu kỳ 1, nhóm IIIA.

Câu 88: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s²4p⁵. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kỳ 4, nhóm VA. 𝐁. chu kỳ 5, nhóm VIIA.

𝐂. chu kỳ 2, nhóm VA. 𝐃. chu kỳ 5, nhóm VA.

Câu 89: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s²2p⁵. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

𝐀. chu kì 5, nhóm IIA. 𝐁. chu kì 2, nhóm VA.

𝐂. chu kì 2, nhóm VIIA. 𝐃. chu kì 7, nhóm VA.

16. Cho số hiệu, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn

Câu 90: Một nguyên tử có kí hiệu ₁₁²³Na. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố natri thuộc: 

𝐀. chu kì 4, nhóm IIIA. 𝐁. chu kì 3, nhóm IA.

𝐂. chu kì 4, nhóm IA. 𝐃. chu kì 2, nhóm IA.

Câu 91: Một nguyên tử có kí hiệu ₁₇³⁷Cl. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố natri thuộc: 

𝐀. chu kì 3, nhóm VIIA. 𝐁. chu kì 3, nhóm VA.

𝐂. chu kì 4, nhóm IA. 𝐃. chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 92: Một nguyên tử có kí hiệu ₁₆³²S. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố natri thuộc: 

𝐀. chu kì 3, nhóm VIIA. 𝐁. chu kì 3, nhóm IVA.

𝐂. chu kì 3, nhóm VIA. 𝐃. chu kì 2, nhóm VIA.

Câu 93: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố O (Z = 8) thuộc:

𝐀. chu kì 2, nhóm IVA. 𝐁. chu kì 3, nhóm VIA.

𝐂. chu kì 2, nhóm VIA. 𝐃. chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 94: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố K (Z = 19) thuộc:

𝐀. chu kì 3, nhóm IA. 𝐁. chu kì 4, nhóm IA.

𝐂. chu kì 1, nhóm IVA. 𝐃. chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 95: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố P (Z = 15) thuộc:

𝐀. chu kì 3, nhóm VA. 𝐁. chu kì 2, nhóm IIIA.

𝐂. chu kì 4, nhóm VA. 𝐃. chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 96: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

𝐀. chu kì 3, nhóm VIIA. 𝐁. chu kì 3, nhóm IIIA.

𝐂. chu kì 3, nhóm IIA. 𝐃. chu kì 2, nhóm IIIA.

Câu 97: Nguyên tố X có số hiệu (Z) là 12. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

𝐀. chu kì 3, nhóm VIIA. 𝐁. chu kì 3, nhóm IIIA.

𝐂. chu kì 3, nhóm IIA. 𝐃. chu kì 2, nhóm IIIA.

Câu 98: Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

𝐀. chu kì 4, nhóm VIIA. 𝐁. chu kì 3, nhóm IIA.

𝐂. chu kì 4, nhóm IIA. 𝐃. chu kì 4, nhóm IIIA.

17. Cho vị trí trong bảng tuần hoàn xác định cấu hình electron

Câu 99: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc chu kì 2, nhóm VIIIA?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁴. 𝐂. 1s² 2s² 2p². 𝐃. 1s²2s²2p⁶.

Câu 100: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VA?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p³. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁵. 𝐃. 1s²2s²2p⁴.

Câu 101: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IA?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s²3p¹. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s¹. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p³. 𝐃. 1s²2s²2p⁶.

Câu 102: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IIA?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p². 𝐂. 1s²2s²2p⁴. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s².

Câu 103: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIIA?

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s²3p¹. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s³. 𝐂. 1s² 2s²2p⁶3s²3p³. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶.

18. Xác định nguyên tố dựa vào công thức oxit công thức oxit

Câu 104: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O, trong đó R chiếm 74,194% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 39. 𝐁. 23. 𝐂. 24. 𝐃. 12.

𝐂â𝐮 𝟏𝟎𝟒:Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O, trong đó R chiếm 74,194% khối lượng. Nguyên tử khối của R là bao nhiêu?

Giải: ta hiểu nôm na R₂O gồm hai thành phần: 𝟐 R và 𝟏 Ꙩxi

𝟐𝐑 chiếm 𝟕𝟒,𝟏𝟗𝟒 % khối lượng

nên 𝟏 Ꙩxi chiếm phần trăm còn lại là: 100 - 74,194 = 𝟐𝟓,𝟖𝟎𝟔 %

suy ra: 2R      74,194

            ─  = ───

            Ꙩ      25,806

thế nguyên tử khối của Ꙩ = 16 vào ta tính được R ~ 23

Câu 105: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O, trong đó R chiếm 82,979% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 39. 𝐁. 23. 𝐂. 24. 𝐃. 12.

Câu 106: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO, trong đó R chiếm 71,429% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 7. 𝐁. 27. 𝐂. 24. 𝐃. 40.

Câu 107: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO, trong đó R chiếm 89,542% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 23. 𝐁. 85. 𝐂. 137. 𝐃. 40.

Câu 108: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O₃, trong đó R chiếm 52,941% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 27. 𝐁. 31. 𝐂. 24. 𝐃. 137.

Câu 109: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO₂, trong đó R chiếm 46,667% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 28. 𝐁. 12. 𝐂. 31. 𝐃. 32.

Câu 110: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O₅, trong đó R chiếm 25,926% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 31. 𝐁. 32. 𝐂. 16. 𝐃. 14.

Câu 111: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O₅, trong đó R chiếm 43,662% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 31. 𝐁. 32. 𝐂. 16. 𝐃. 14.

Câu 112: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO₃, trong đó R chiếm 40% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 8. 𝐁. 32. 𝐂. 16. 𝐃. 19.

Câu 113: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O₇, trong đó R chiếm 38,798% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 17. 𝐁. 32. 𝐂. 80. 𝐃. 35,5.

Câu 114: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R₂O₇, trong đó R chiếm 58,824% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 17. 𝐁. 32. 𝐂. 80. 𝐃. 35,5.

19. Xác định nguyên tố dựa vào công thức hợp chất khí với hiđro

Câu 115: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH₄, trong đó R chiếm 75% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 28. 𝐁. 32. 𝐂. 12. 𝐃. 35,5.

𝐂â𝐮 𝟏𝟏𝟓:Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH₄, trong đó R chiếm 75% khối lượng. Nguyên tử khối của R là bao nhiêu?

Giải: ta hiểu nôm na RH₄ gồm hai phần: 𝟏 R và 𝟒 H

𝟏𝐑 chiếm 𝟕𝟓% khối lượng

nên 𝟒𝐇 chiếm phần trăm còn lại là: 100 - 75= 𝟐𝟓%

suy ra: 1R      75

            ─ = ──

           4H      25

thế nguyên tử khối của H = 1 vào ta tính được R = 12

------

Câu 116: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH₄, trong đó R chiếm 87,5% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 28. 𝐁. 32. 𝐂. 39. 𝐃. 80.

Câu 117: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH₃, trong đó R chiếm 82,353% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 28. 𝐁. 14. 𝐂. 15. 𝐃. 32.

Câu 118: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH₂, trong đó R chiếm 94,118% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 28. 𝐁. 16. 𝐂. 15. 𝐃. 32.

Câu 119: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH, trong đó R chiếm 97,26% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 17. 𝐁. 32. 𝐂. 80. 𝐃. 35,5.

Câu 120: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro là RH, trong đó R chiếm 98,765% khối lượng. Nguyên tử khối của R là

𝐀. 17. 𝐁. 32. 𝐂. 80. 𝐃. 35,5.

20. So sánh tính chất nguyên tố

Câu 121: Cho các nguyên tố: ₈O, ₉F, ₁₁Na, ₁₂Mg. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

𝐀. ₁₂Mg. 𝐁. ₁₁Na. 𝐂. ₈O. 𝐃. ₉F.

Câu 122: Cho các nguyên tố: ₈O, ₉F, ₁₁Na, ₁₂Mg. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là

𝐀. ₁₂Mg. 𝐁. ₁₁Na. 𝐂. ₈O. 𝐃. ₉F.

Câu 123: Cho các nguyên tố: ₈O, ₉F, ₁₁Na, ₁₉K. Nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn nhất là

𝐀. ₁₉K. 𝐁. ₁₁Na. 𝐂. ₈O. 𝐃. ₉F.

Câu 124: Cho các nguyên tố: ₈O, ₉F, ₁₁Na, ₁₉K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

𝐀. ₁₉K. 𝐁. ₁₁Na. 𝐂. ₈O. 𝐃. ₉F.

Câu 125: Cho các nguyên tố: Ca (Z = 20), K (Z = 19), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại từ trái sang phải là

𝐀. K, Mg, Ca. 𝐁. Mg, K, Ca. 𝐂. K, Ca, Mg. 𝐃. Mg, Ca, K.

Câu 126: Cho các nguyên tố: Cl (Z = 17), F (Z = 9), S (Z = 16). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim từ trái sang phải là

𝐀. F, Cl, S. 𝐁. S, Cl, F. 𝐂. F, S, Cl. 𝐃. S, F, Cl.

Câu 127: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

𝐀. K, Mg, Si, N. 𝐁. Mg, K, Si, N. 𝐂. K, Mg, N, Si. 𝐃. N, Si, Mg, K.

Câu 128: Cho các nguyên tố: F (Z = 9), O (Z = 8), K (Z = 19), P (Z = 15). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện từ trái sang phải là

𝐀. F, O, K, P. 𝐁. K, P, O, F. 𝐂. O, K, F, P. 𝐃. K, O, P, F.

21. Khái niệm về liên kết ion – liên kết cộng hóa trị

Câu 129: Liên kết ion có bản chất là

𝐀. Sự dùng chung các electron.

𝐁. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.

𝐂. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.

𝐃. Lực hút giữa các phân tử.

Câu 130: Liên kết ion thường được tạo thành giữa hai nguyên tử

𝐀. Kim loại và phi kim. 𝐁. Kim loại điển hình và phi kim.

𝐂. Kim loại và phi kim điển hình. 𝐃. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Câu 131: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi

𝐀. sự góp chung các electron độc thân. 𝐁. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

𝐂. sự cho – nhận cặp electron hoá trị. 𝐃. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 132: Liên kết cộng hóa trị là

𝐀. Liên kết giữa các phi kim với nhau.

𝐁. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

𝐂. Liên kết được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

𝐃. Liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng những cặp electron chung.

Câu 133: Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung?

𝐀. Liên kết ion. 𝐁. Liên kết kim loại. 𝐂. Liên kết hidro. 𝐃. Liên kết cộng hóa trị.

Câu 134: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử bằng:

𝐀. 1 cặp electron chung. 𝐁. 2 cặp electron chung.

𝐂. 3 cặp electron chung. 𝐃. 1 hay nhiều cặp electron chung.

Câu 135: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

𝐀. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

𝐁. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

𝐂. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

𝐃. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Câu 136: Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết:

𝐀. cộng hóa trị không có cực. 𝐁. ion yếu.

𝐂. ion mạnh. 𝐃. cộng hóa trị phân cực.

22. Biểu diễn sự hình thành ion

Câu 137: Từ nguyên tử Li (Z=3), sự hình thành ion liti là

𝐀. Li → Li²⁺ + 2e. 𝐁. Li⁺ + e → Li. 𝐂. Li → Li³⁺ + 3e. 𝐃. Li + e → Li⁺.

Câu 138: Từ nguyên tử Na (Z=11), sự hình thành ion natri là

𝐀. Na⁺ + e → Na. B. Na → Na⁺ + 2e. 𝐂. Na → Na⁺ + e. 𝐃. Na → Na²⁺ + 2e.

Câu 139: Từ nguyên tử Mg (Z=12), sự hình thành ion magie là

𝐀. Mg²⁺ + 2e → Mg. 𝐁. Mg → Mg⁺ + e. 𝐂. Mg → Mg²⁺ + e. 𝐃. Mg → Mg²⁺ + 2e.

Câu 140: Từ nguyên tử Al (Z=13), sự hình thành ion nhôm là

𝐀. Al³⁺ + 3e → Al. 𝐁. Al → Al²⁺ + 2e. 𝐂. Al → Al³⁺ + e. 𝐃. Al → Al³⁺ + 3e.

Câu 141: Từ nguyên tử F (Z=9), sự hình thành ion florua là

𝐀. F + e → Fˉ. 𝐁. F + 2e → F²ˉ. 𝐂. F → F⁺ + e. 𝐃. Fˉ → F + e.

Câu 142: Từ nguyên tử Cl (Z=17), sự hình thành ion clorua là

𝐀. Clˉ → Cl + e. 𝐁. Cl + e → Clˉ. 𝐂. Cl + 2e → Cl²ˉ. 𝐃. Cl → Cl⁺ + e.

Câu 143: Từ nguyên tử O (Z=8), sự hình thành ion oxit là

𝐀. O²ˉ → O + 2e. 𝐁. O + 2e → O²ˉ. 𝐂. O + e → Oˉ. 𝐃. O → O²ˉ+ 2e.

Câu 144: Từ nguyên tử S (Z=16), sự hình thành ion sunfua là

𝐀. S²ˉ → S + 2e. 𝐁. S → S²ˉ + 2e. 𝐂. S + e → Sˉ. 𝐃. S + 2e → S²ˉ.

Câu 145: Cho Na ( Z =11), Mg ( Z=12), Al ( Z =13) khi tham gia liên kết thì các nguyên tử Na, Mg, Al có xu hướng tạo thành ion 

𝐀. Na⁺, Mg⁺, Al⁺. 𝐁. Na⁺, Mg²⁺, Al⁴⁺. 𝐂. Na²⁺, Mg²⁺, Al³⁺. 𝐃. Na⁺, Mg²⁺, Al³⁺.

23. Xác định ion đơn nguyên tử - ion đa nguyên tử

Câu 146: Hợp chất nào sau đây được tạo nên từ cation đơn nguyên tử với anion đơn nguyên tử ?

𝐀. H₃PO₄. 𝐁. NH₄NO₃. 𝐂. KCl. 𝐃. NH₄Cl.

Câu 147: Hợp chất nào sau đây được tạo nên từ cation đa nguyên tử với anion đa nguyên tử ?

𝐀. H₃PO₄. 𝐁. NH₄NO₃. 𝐂. KCl. 𝐃. NH₄Cl.

Câu 148: Hợp chất nào sau đây được tạo nên từ cation đơn nguyên tử với anion đa nguyên tử ?

𝐀. K₂SO₄. 𝐁. NH₄NO₃. 𝐂. KCl. 𝐃. NH₄Cl.

Câu 149: Hợp chất nào sau đây được tạo nên từ cation đa nguyên tử với anion đơn nguyên tử ?

𝐀. Ca(OH)₂. 𝐁. NH₄NO₃. 𝐂. KCl. 𝐃. NH₄Cl.

24. Xác định số electron có trong ion đơn nguyên tử

Câu 150: Trong ion Al³⁺ (Z = 13)  có số hạt electron là

𝐀. 10. 𝐁. 13. 𝐂. 23. 𝐃. 26.

Câu 151: Trong ion Ca²⁺ (Z = 20) có số hạt electron là

𝐀. 18. 𝐁. 20. 𝐂. 38. 𝐃. 40.

Câu 152: Trong ion S²‾ (Z = 16)  có số hạt electron là

𝐀. 16. 𝐁. 18. 𝐂. 32. 𝐃. 34.

Câu 153: Trong ion Cl‾ (Z = 17) có số hạt electron là

𝐀. 17. 𝐁. 18. 𝐂. 34. 𝐃. 35.

Câu 154: Trong ion Fe²⁺ (Z = 26) có số hạt electron là

𝐀. 24. 𝐁. 26. 𝐂. 50. 𝐃. 52.

25. Cho số hiệu nguyên tử, xác định cấu hình electron của ion

Câu 155: Nguyên tử Li (Z=3), cấu hình electron cation liti là

𝐀. 1s²2s². 𝐁. 1s²2s¹. 𝐂. 1s². 𝐃. 2s².

Câu 156: Nguyên tử Na (Z=11), cấu hình electron cation natri là

𝐀. 1s²2s²2p⁶. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s¹. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶.

Câu 157: Nguyên tử Mg (Z=12), cấu hình electron cation magie là

𝐀. 1s²2s²2p⁶.

𝐁. 1s²2s²2p⁶3s¹.

𝐂. 1s²2s²2p⁶3s².

𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶.

Câu 158: Nguyên tử F (Z=9), cấu hình electron anion florua là

𝐀. 1s²2s²2p⁴. 𝐁. 1s²2s²2p⁵. 𝐂. 1s²2s²2p⁶. 𝐃. 1s²2s²2p⁵3s¹.

Câu 159: Nguyên tử Cl (Z=17), cấu hình electron anion clorua là

𝐀. 1s²2s²2p⁶. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴. 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁵. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶.

Câu 160: Cấu hình electron của ion K⁺ (Z = 19) là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s²4p⁶. 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s¹.

𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p².

Câu 161: Nguyên tử R có số hiệu nguyên tử là 12. Ion R²⁺ tạo ra từ R có cấu hình electron là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁶. 𝐂. 1s²2s²2p⁶. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶.

Câu 162: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s²2s²2p⁶3s² 3p⁵. Cấu hình electron của ion Xˉ là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. 𝐂. 1s²2s²2p⁶. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴.

26. Cho cấu hình electron của ion, suy ra cấu hình electron nguyên tử

Câu 163: Cation M²⁺ có cấu hình electron 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. Cấu hình electron của nguyên tử M là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s². 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p².

Câu 164: Anion Xˉ có cấu hình electron 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. Cấu hình electron của nguyên tử X là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s². 𝐂. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁵.

Câu 165: Nguyên tử M có cấu hình electron 1s²2s²2p⁶3s²3p¹. Cấu hình electron của ion M³⁺ là

𝐀. 1s²2s²2p⁶3s². 𝐁. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶. 𝐂. 1s²2s²2p⁶. 𝐃. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴.

27. Xác định chất có liên kết ion

Câu 166: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết

𝐀. cộng hóa trị phân cực. 𝐁. cộng hóa trị không phân cực.

𝐂. cho – nhận. 𝐃. ion.

Câu 167: Chất nào sau đây là hợp chất ion?

𝐀. H₂CO₃. 𝐁. Na₂O. 𝐂. NO₂. 𝐃. O₃.

Câu 168: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất có liên kết ion trong phân tử là

𝐀. HCl. 𝐁. H₂O. 𝐂. NH₃. 𝐃. NaCl.

Câu 169: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất có liên kết ion trong phân tử là

𝐀. HCl. 𝐁. H₂O. 𝐂. NH₃. 𝐃. MgCl₂.

Câu 170: Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử?

𝐀. Na₂O, KCl, HCl. 𝐁. K₂O, BaCl₂, CaF₂.

𝐂. Na₂O, H₂S, NaCl. 𝐃. CO₂, K₂O, CaO.

Câu 171: Cho các hợp chất: NH₃, H₂O, K₂S, MgCl₂, Na₂O, CH₄. Dãy các chất đều có liên kết ion là

𝐀. NH₃, H₂O, K₂S, MgCl₂. 𝐁. K₂S, MgCl₂, Na₂O, CH₄.

𝐂. NH₃, H₂O, Na₂O, CH₄. 𝐃. K₂S, MgCl₂, Na₂O.

28. Xác định chất có liên kết cộng hóa trị

Câu 172: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị trong phân tử là

𝐀. KCl. 𝐁. NaF. 𝐂. C₂H₂. 𝐃. CaCl₂.

Câu 173: Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào là những hợp chất cộng hóa trị?

𝐀. NaCl, H₂O, HCl. 𝐁. H₂O, Cl₂, CO₂.

𝐂. CO₂, H₂SO₄, MgCl₂. 𝐃. KCl, AgNO₃, NaOH.

Câu 174: Cho các hợp chất: NH₃, Na₂S, CO₂, CaCl₂, MgO, C₂H₂. Hợp chất có liên kết cộng hóa trị là

𝐀. CO₂, C₂H₂, MgO. 𝐁. NH₃.CO₂, Na₂S.

𝐂. NH₃, CO₂, C₂H₂. 𝐃. CaCl₂, Na₂S, MgO.

Câu 175: Dãy các chất đều có liên kết cộng hóa trị là

𝐀. NaCl, H₂O, HCl. 𝐁. H₂O, Cl₂, CO₂.

𝐂. CO₂, H₂SO₄, MgCl₂. 𝐃. KCl, AgNO₃, NaOH.

29. Xác định chất có liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực

Câu 176: Liên kết trong phân tử Cl₂ là liên kết:

𝐀. Cộng hóa trị phân cực. 𝐁. Cộng hóa trị không phân cực.

𝐂. Cho – nhận. 𝐃. Ion.

Câu 177: Cho các phân tử: N₂, CO₂, H₂, HBr. Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

𝐀. N₂, CO₂. 𝐁. H₂, HBr.

𝐂. CO₂, HBr. 𝐃. H₂, N₂.

Câu 178: Cho các phân tử: N₂, CO₂, Cl₂, O₂, HCl. Phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực là

𝐀. N₂, HCl, CO₂. 𝐁. O₂, N₂, HCl.

𝐂. CO₂, O₂, HCl. 𝐃. Cl₂, N₂, O₂.

Câu 179: Phân tử nào sau đây là phân tử không phân cực?

𝐀. CO. 𝐁. HCl. 𝐂. CO₂. 𝐃. H₂O.

Câu 180: Dãy gồm các chất chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là

𝐀. Cl₂, O₃, H₂O. 𝐁. K₂O, Cl₂, O₃.

𝐂. O₂, O₃, H₂O. 𝐃. O₃, O₂, H₂.

Câu 181: Cho dãy các chất:N₂, H₂, NH₃, NaCl, HCl, H₂O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là

𝐀. 2. 𝐁. 4. 𝐂. 3. 𝐃. 5.

Câu 182: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết

𝐀. cộng hóa trị phân cực. 𝐁. cộng hóa trị không phân cực.

𝐂. cho – nhận. 𝐃. ion.

Câu 183: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl?

𝐀. Các nguyên tử hidro và clo liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị đơn.

𝐁. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía.

𝐂. Cặp electron chung của hidro và clo nằm giữa 2 nguyên tử.

𝐃. Phân tử HCl là phân tử phân cực.

Câu 184: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm

𝐀. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.

𝐁. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.

𝐂. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.

𝐃. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.

Câu 185: Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?

𝐀. N₂. 𝐁. Cl₂. 𝐂. O₂. 𝐃. HCl.

Câu 186: Dãy gồm các chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là

𝐀. Cl₂, HF, NH₃. 𝐁. HCl, H₂O, NH₃. 𝐂. NH₃, O₂, CO₂. 𝐃. N₂, CO₂, CH₄.

Câu 187: Liên kết trong phân tử H₂O là liên kết:

𝐀. Cộng hóa trị phân cực. 𝐁. Cộng hóa trị không phân cực.

𝐂. Cho – nhận. 𝐃. Ion.

30. Viết công thức electron của chất có liên kết cộng hóa trị

Câu 188: Chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử là

𝐀. N₂. 𝐁. O₂. 𝐂. Cl₂. 𝐃. CO₂.

Câu 189: Chất có liên kết đôi trong phân tử là

𝐀. N₂. 𝐁. O₂. 𝐂. H₂. 𝐃. Cl₂.

Câu 190: Chất có liên kết ba trong phân tử là

𝐀. N₂. 𝐁. O₂. 𝐂. CO₂. 𝐃. Cl₂.

Câu 191: Cho các phân tử: H₂, CO₂, Cl₂, N₂, Cl₂, C₂H₄, C₂H₂. Số phân tử có liên kết ba trong phân tử là

𝐀. 1. 𝐁. 2. 𝐂. 3. 𝐃. 4.

Câu 192: Công thức electron đúng của HCl là

𝐀.        ⣀            

     H⠒Cl                                           

            ⠉                                                

𝐁.        ⣀

     H⠒Cl⠨

           ⠉

𝐂.

     H ⠿ Cl

𝐃.            ⣀

      H ⠨⠨ Cl ⠨

               ⠉

Câu 193: Công thức electron đúng của phân tử nitơ là

𝐀.                               

   ⠨N⠨⠨N⠨                            

𝐁.

    ⠨N⠿N⠨

𝐂.   ⣀      ⣀

   ⠨N ⠨⠨ N ⠨

𝐃.           ⣀

   ⠨N⠨⠨N ⠨

               ⠉

Câu 194: Công thức electron đúng của phân tử NH₃ là

𝐀.          ⣀         

       H ⠒N⠒H                                              

             ⠨    

             H  

𝐁. 

     H ⠒N⠒H

           ⠨

            H

𝐂.   

     H ⠒N⠒H

           ⠨⠨

           H


𝐃.        +

    H ⠒N⠒H

           ⠨

           H

31. Độ âm điện và liên kết hóa học

Câu 195: Cho độ âm điện của các nguyên tố: O (3,44), Na (0,9), Mg (1,2), Cl (3,16). Trong các phân tử sau phân tử có độ phân cực lớn nhất là

𝐀. NaCl. 𝐁. MgO. 𝐂. MgCl₂. 𝐃. Cl₂O.

Câu 196: Cho độ âm điện của các nguyên tố: O (3,5), Na (0,9), Mg (1,2), Cl (3,0). Trong các phân tử sau, phân tử nào có độ phân cực lớn nhất ?

𝐀. NaCl. 𝐁. Cl₂O. 𝐂. MgO. 𝐃. MgCl₂.

Câu 197: Trong phân tử BaS có loại liên kết nào, biết độ âm điện của Ba và S lần lượt là: 0,89 và 2,58?

𝐀. Liên kết ion. 𝐁. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

𝐂. Liên kết hiđro. 𝐃. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 198: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H₂S là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và S là 2,58)?

𝐀. Liên kết ion. 𝐁. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

𝐂. Liên kết hiđro. 𝐃. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 199: Biết hiệu độ âm điện của hai nguyên tử hai nguyên tố kali và oxi là 2,62. Xác định loại liên kết hóa học trong phân tử K₂O?

𝐀. Cộng hóa trị phân cực. 𝐁. Cộng hóa trị không phân cực.

𝐂. Ion. 𝐃. Cho – nhận.

Câu 200: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O ( 3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion?

𝐀. H₂S, NH₃. 𝐁. BeCl₂, BeS. 𝐂. MgO, Al₂O₃. 𝐃. MgCl₂, AlCl ₃.

Câu 201: Cho độ âm điện của các nguyên tố H (2,2) ; O (3,44) ; C (2,55) ; Cl (3,16); S (2,58). Hãy cho biết trong các hợp chất sau: H₂O ; HCl ; H₂S ; CH₄  ; CO₂; CCl₄, chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?

𝐀. H₂O, HCl, CO₂, CCl₄.

𝐁. H₂O, HCl, H₂S, CO₂.

𝐂. H₂O, HCl, H₂S, CH₄.

𝐃. HCl, H₂S, CH₄, CO₂.

32. Xác định số oxi hóa / 2 câu

Câu 202: Lưu huỳnh có số oxi hóa là −2 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. H₂SO₄.  𝐁. SO₂. 𝐂. H₂S. 𝐃. SO₃.

Câu 203: Lưu huỳnh có số oxi hóa là +4 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. H₂SO₄.  𝐁. SO₂. 𝐂. H₂S. 𝐃. SO₃.

Câu 204: Lưu huỳnh có số oxi hóa là +6 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. H₂SO₄.  𝐁. SO₂. 𝐂. H₂S. 𝐃. CaS.

Câu 205: Nitơ có số oxi hóa là −3 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. HNO₂.  𝐁. NH₃. 𝐂. N₂O. 𝐃. NO₂.

Câu 206: Nitơ có số oxi hóa là +2 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. N₂O₅.  𝐁. NH₃. 𝐂. NO. 𝐃. NO₂.

Câu 207: Nitơ có số oxi hóa là +4 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. N₂O₃.  𝐁. NH₃. 𝐂. NO. 𝐃. NO₂.

Câu 208: Nitơ có số oxi hóa là +5 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. HNO₃.  𝐁. N₂O. 𝐂. NO. 𝐃. NO₂.

Câu 209: Mangan có số oxi hóa là +7 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. MnSO₄.  𝐁. MnO₂. 𝐂. KMnO₄. 𝐃. K₂MnO₄.

Câu 210: Clo có số oxi hóa là +5 trong hợp chất nào sau đây?

𝐀. NaCl.  𝐁. Cl₂O₃. 𝐂. Cl₂O₅. 𝐃. Cl₂O₇.

Câu 211: Cho các hợp chất: NH₃, NO₂, N₂O, NO, N₂. Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là

𝐀. N₂ > NO > NO₂ > N₂O > NH₃.

𝐁. NO > N₂O > NO₂ > N₂ > NH₃.

𝐂. NO > NO₂ > N₂O > N₂ > NH₃.

𝐃. NO > NO₂ > NH₃ > N₂ > N₂O.

Câu 212: Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất: HCl, HClO, NaClO₃, HClO₄ lần lượt là

𝐀. −1, 0, +5, +7. 𝐁. −1, +1, +5, +7.

𝐂. +1, +3, +1, +5. 𝐃. +1, −1, +3, +5.

Câu 213: Số oxi hóa của crom trong các hợp chất sau: Cr₂O₃, K₂CrO₄, Cr₂(SO₄)₃, K₂Cr₂O₇ lần lượt là

𝐀. +3, +6, + 3; +6. 𝐁. +1, +3, +1, +5.

𝐂. +3, +7, + 4; +6. 𝐃. +3, +4, +2; +7.

Câu 214: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các chất H₂S, S, H₂SO₃, H₂SO₄, SO₂, SO₃ theo thứ tự là

𝐀. −2, 0, +4, +6, +4, +6. 𝐁. −2, 0, +4, +6, +2, +3.

𝐂. −2, 0, +3, +4, +4, +6. 𝐃. +2, 1, +4, +6, +4, −3.

Câu 215: Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất NH₄Cl; NaNO₂ và HNO₃ lần lượt là 

𝐀. +5; −3; +3. 𝐁.  −3; +3; +5.  

𝐂.  +3; −3; +5. 𝐃. +3; +5; −3. 

Câu 216: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H₂S, SO₂, SO₃²ˉ, SO₄²ˉ lần lượt là

𝐀. 0, +4, +3, +8. 𝐁. −2, +4, +6, +8.  

𝐂. −2, +4, +4, +6. 𝐃.  +2, +4, +8, +10. 

Câu 217: Số oxi hóa của mangan trong các chất Mn, MnO₂, MnCl₂, và ion MnO₄ˉ lần lượt là

𝐀. +2, −2, −4, +8. 𝐁. 0, +4, +2, +7.

𝐂.  0, −2, −4, −7. 𝐃.  0, +2, −4, −7. 

33. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Câu 218: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

𝐀. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

𝐁. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.

𝐂. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.

𝐃. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố

Câu 219: Định nghĩa nào sau đây là đúng?

𝐀. Chất khử là chất có khả năng nhận electron.

𝐁. Chất oxi hóa là chất có khả năng nhận electron.

𝐂. Sự oxi hóa là quá trình nhận electron.

𝐃. Sự khử là quá trình nhường electron.

Câu 220: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá – khử?

𝐀. CaCO₃ –ᵗ°→ CaO + CO₂.

𝐁. 2KClO₃ –ᵗ°→ 2KCl + 3O₂.

𝐂. Cl₂ + 2NaOH → NaCl + NaClO + H₂O.

𝐃. 4Fe(OH)₂ + O₂ –ᵗ°→ Fe₂O₃ + 4H₂O.

Câu 221: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá – khử?

𝐀. 2NaOH + 2NO₂ →NaNO₂ + NaNO₃ + H₂O.

𝐁. 2KMnO₄–ᵗ°→K₂MnO₄ + MnO₂ + O₂.

𝐂. 2Fe(OH)₃ –ᵗ°→Fe₂O₃ + 3H₂O.

𝐃. 4Fe(OH)₂ + O₂ –ᵗ°→ 2Fe₂O₃ + 4H₂O.

Câu 222: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

𝐀. Fe₂O₃ + 6HNO₃ → 2Fe(NO₃)₃ + 3H₂O.

𝐁. H₂SO₄ + Na₂O → Na₂SO₄ + 2H₂O.

𝐂. Fe₂O₃ + 3CO → 2Fe + 3CO₂.

𝐃. 2AgNO₃ + BaCl₂ → Ba(NO₃)₂ + 2AgCl↓

Câu 223: Loại phản ứng nào sau đây luôn là không phải phản ứng oxi hóa – khử?

𝐀. phản ứng hóa hợp. 𝐁. phản ứng phân hủy. 𝐂. phản ứng thế. 𝐃. phản ứng trao đổi.

Câu 224: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:

𝐀. oxi hóa – khử. 𝐁. không oxi hóa – khử.

𝐂. oxi hóa – khử hoặc không. 𝐃. thuận nghịch.

Câu 225: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

𝐀. NH₄NO₂ → N₂ + 2H₂O.

𝐁. CaCO₃ → CaO + CO₂.

𝐂. 8NH₃ + 3Cl₂ → N₂ + 6NH₄Cl.

𝐃. 2NH₃ + 3CuO → N₂ + 3Cu + 3H₂O.

Câu 226: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

𝐀. CaO + H₂O → Ca(OH)₂.

𝐁. 2NO₂ → N₂O₄.

𝐂. 2NO₂ + 4Zn → N₂ + 4ZnO.

𝐃. 4Fe(OH)₂ + O₂ + 2H₂O → 4Fe(OH)₃.

Câu 227: Xét phản ứng sau:

(1) 3Cl₂ + 6KOH → 5KCl + KClO₃ + 3H₂O 

(2) 2NO₂ + 2KOH → KNO₂ + KNO₃ + H₂O 

Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng

𝐀. oxi hóa – khử nội phân tử. 𝐁. oxi hóa – khử nhiệt phân.

𝐂. tự oxi hóa – khử. 𝐃. không oxi hóa – khử.

34. Xác định chất khử – chất oxi hóa

Câu 228: Cho phản ứng: Ca + Cl₂ → CaCl₂. Kết luận nào sau đây đúng?

𝐀. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.

𝐁. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.

𝐂. Mỗi phân tử Cl₂ nhường 2e.

𝐃. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Câu 229: Cho phản ứng: CaCO₃ → CaO + CO₂. Nguyên tố cacbon trong CaCO₃:

𝐀. Chỉ bị oxi hóa.

𝐁. Chỉ bị khử.

𝐂. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

𝐃. Không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Câu 230: Phản ứng nào sau đây lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hoá?

𝐀. S + O₂ –ᵗ°→ SO₂.

𝐁. 2Na + S –ᵗ°→ Na₂S.

𝐂. S + 2H₂SO₄ –ᵗ°→ 3SO₂ + 2H₂O.

𝐃. S + 6HNO₃ –ᵗ°→ H₂SO₄ + 6NO₂ + 2H₂O.

Câu 231: Cho phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H₂O → 2NaAlO₂ + 3H₂. Chất oxi hoá trong phản ứng trên là

𝐀. NaOH. 𝐁. H₂. 𝐂. Al. 𝐃. H₂O.

Câu 232: Cho phản ứng : 2Al + 2NaOH + 2H₂O → 2NaAlO₂ + 3H₂. Chất khử và chất oxi hóa của phản ứng trên lần lượt là

𝐀. Al và NaOH. 𝐁. Al và H₂O.

𝐂. H₂O và Al. 𝐃. NaOH và H₂O.

Câu 233: Cho phản ứng: Cu + 2H₂SO₄ (đặc, nóng) → CuSO₄ + SO₂ + 2H₂O. Trong phản ứng này, vai trò của axit sunfuric là

𝐀. là chất oxi hóa. 𝐁. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.

𝐂. là chất khử. 𝐃. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

Câu 234: Cho phản ứng: 2FeCl₃ + H₂S → 2FeCl₂ + S + 2HCl. Trong phản ứng này, vai trò của H₂S là

𝐀. chất oxi hóa. 𝐁. chất khử. 𝐂. Axit. 𝐃. vừa axit vừa khử.

Câu 235: Cho phản ứng: 4HNO₃ đặc nóng + Cu → Cu(NO₃)₂ + 2NO₂ + 2H₂O. Trong phản ứng này, vai trò của HNO₃ là

𝐀. chất oxi hóa.

𝐁. axit.

𝐂. chất oxi hóa và môi trường.

𝐃. chất khử và môi trường.

Câu 236: Cho phản ứng:  Fe₃O₄ + H₂SO₄ đặc → Fe₂(SO₄)₃ + SO₂ + H₂O. Trong phản ứng này, H₂SO₄ đóng vai trò là

𝐀. chất oxi hóa.

𝐁. chất khử.

𝐂. chất oxi hóa và môi trường.

𝐃. chất khử và môi trường.

Câu 237: Cho phản ứng: 6KI + 2KMnO₄ + 4H₂O → 3I₂ + 2MnO₂ + 8KOH. Trong phản ứng này, chất bị oxi hóa là:

𝐀. KI. 𝐁. I₂. 𝐂. H₂O. 𝐃. KMnO₄.

Câu 238: Cho phản ứng: KClO₃ + 6HBr → 3Br₂ + KCl + 3H₂O. Trong phản ứng này, vai trò của HBr là

𝐀. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.

𝐁. là chất khử.

𝐂. vừa là chất khử, vừa là môi trường.

𝐃. là chất oxi hóa.

Câu 239: Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H₂SO₄ loãng và NaNO₃, vai trò của NaNO₃ trong phản ứng là

𝐀. chất xúc tác. 𝐁. môi trường. 𝐂. chất oxi hoá. 𝐃. chất khử.

Câu 240: Cho phản ứng: 2NO₂ + 2NaOH → NaNO₃ + NaNO₂ + H₂O. Trong phản ứng này, vai trò của NO₂ là

𝐀. chỉ bị oxi hoá. 𝐁. chỉ bị khử.

𝐂. không bị oxi hóa, không bị khử. 𝐃. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

35. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử (1 chất khử và 1 chất oxi hóa) / 2 câu (241 – 244 / 245 – 251)

Câu 241: Cho phương trình phản ứng: aNH₃  + bO₂  → cN₂ + dH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng là

𝐀. 17. 𝐁. 18. 𝐂. 9. 𝐃. 8.

Câu 242: Cho phương trình phản ứng: aFe₂O₃   + bH₂ → cFe + dH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng là

𝐀. 7. 𝐁. 6. 𝐂. 8. 𝐃. 9.

Câu 243: Cho phương trình phản ứng: aAl + bFe₂O₃ → cAl₂O₃ + dFe. Các hệ số a, b, c, d là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 6. 𝐁. 4. 𝐂. 8. 𝐃. 7.

Câu 244: Cho phương trình phản ứng: aFe₂O₃ + bCO → cFe + dCO₂. Các hệ số a, b, c, d là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 4. 𝐁. 5. 𝐂. 8. 𝐃. 9.

Câu 245: Cho phương trình phản ứng: aP + bHNO₃ → cH₃PO₄ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 5. 𝐁. 4. 𝐂. 6. 𝐃. 12.

Câu 246: Cho phương trình phản ứng: aP + bHNO₃ → cH₃PO₄ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 7. 𝐁. 6. 𝐂. 8. 𝐃. 13.

Câu 247: Cho phương trình phản ứng: aS + bHNO₃ → cH₂SO₄ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 5. 𝐁. 4. 𝐂. 7. 𝐃. 12.

Câu 248: Cho phương trình phản ứng: aC + bHNO₃ → cCO₂ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 5. 𝐁. 4. 𝐂. 3. 𝐃. 12.

Câu 249: Cho phương trình phản ứng: aC + bHNO₃ → cCO₂ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 12. 𝐁. 11. 𝐂. 8. 𝐃. 7.

Câu 250: Cho phương trình phản ứng: aS + bHNO₃ → cH₂SO₄ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 14. 𝐁. 15. 𝐂. 16. 𝐃. 17.

Câu 251: Cho phương trình phản ứng: aS + bH₂SO₄ → cSO₂ + dH₂O. Các hệ số a, b, c, d là những số nguyên tối giản. Hệ số cân bằng của chất oxi hóa là

𝐀. 2. 𝐁. 4. 𝐂. 1. 𝐃. 3.

36. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử (có chất đóng vai trò môi trường) / 2 câu (H₂SO₄ – HNO₃)

Câu 252: Cho phương trình phản ứng: aAg + bHNO₃ → cAgNO₃ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 6. 𝐁. 7. 𝐂. 8. 𝐃. 9.

Câu 253: Cho phương trình phản ứng: aCu + bHNO₃ → Cu(NO₃)₂ + NO₂ + H₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 5. 𝐁. 4. 𝐂. 7. 𝐃. 11.

Câu 254: Cho phương trình phản ứng: aCu + bHNO₃ → cCu(NO₃)₂ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 10. 𝐁. 11. 𝐂. 8. 𝐃. 9.

Câu 255: Cho phương trình phản ứng: aMg + bHNO₃ → Mg(NO₃)₂ + NO₂ + H₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 5. 𝐁. 4. 𝐂. 7. 𝐃. 11.

Câu 256: Cho phương trình phản ứng: aFe + bHNO₃ → cFe(NO₃)₃ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 5. 𝐁. 4. 𝐂. 7. 𝐃. 12.

Câu 257: Cho phương trình phản ứng: aAl + bHNO₃ → cAl(NO₃)₃ + dNO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 6. 𝐁. 7. 𝐂. 8. 𝐃. 14.

Câu 258: Cho phương trình phản ứng: aAg + bHNO₃ → cAgNO₃ + dNO + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 6. 𝐁. 13. 𝐂. 7. 𝐃. 9.

Câu 259: Cho phương trình phản ứng: aCu + bHNO₃ → cCu(NO₃)₂  + dNO + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 10. 𝐁. 11. 𝐂. 20. 𝐃. 9.

Câu 260: Cho phương trình phản ứng: 3Cu + 8HNO₃ → 3Cu(NO₃)₂ + 2NO + 4H₂O. Số phân tử HNO₃ đóng vai trò chất oxi hóa là

𝐀. 8. 𝐁. 6. 𝐂. 4. 𝐃. 2.

Câu 261: Cho phương trình phản ứng: aFe + bHNO₃ → cFe(NO₃)₃  + dNO + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 4. 𝐁. 3. 𝐂. 6. 𝐃. 5.

Câu 262: Cho phương trình phản ứng: aFe + bH₂SO₄ → cFe₂(SO₄)₃ + dSO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 8. 𝐁. 4. 𝐂. 7. 𝐃. 11.

Câu 263: Cho phương trình phản ứng: aAl + bH₂SO₄ → cAl₂(SO₄)₃ + dSO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 16. 𝐁. 20. 𝐂. 18. 𝐃. 22.

Câu 264: Cho phương trình phản ứng: aCu + bH₂SO₄ → cCuSO₄ + dSO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 3. 𝐁. 4. 𝐂. 6. 𝐃. 7.

Câu 265: Cho phương trình phản ứng: aZn + bH₂SO₄ → cZnSO₄ + dSO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 8. 𝐁. 4. 𝐂. 7. 𝐃. 3.

Câu 266: Cho phương trình phản ứng: aAg + bH₂SO₄ → cAg₂SO₄ + dSO₂ + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 9. 𝐁. 4. 𝐂. 8. 𝐃. 10.

Câu 267: Cho phương trình phản ứng: aFeCO₃  + bHNO₃  → cFe(NO₃)₃  + dNO₂ + eCO₂ + gH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e, g là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số (a + b) là

𝐀. 4. 𝐁. 5. 𝐂. 10. 𝐃. 12.

Câu 268: Cho phương trình phản ứng: aFe(OH)₂ + bHNO₃ → cFe(NO₃)₃ + dNO + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 20. 𝐁. 23. 𝐂. 26. 𝐃. 25.

Câu 269: Cho phương trình phản ứng: aFe₃O₄ + bHNO₃ → cFe(NO₃)₃ + dNO + eH₂O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

𝐀. 32. 𝐁. 31. 𝐂. 30. 𝐃. 24.

Câu 270: Cho phương trình phản ứng: aMnO₂ + bHCl → cMnCl₂ + dCl₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng là

𝐀. 7. 𝐁. 6. 𝐂. 8. 𝐃. 9.

Câu 271: Cho phương trình phản ứng: aKMnO₄ + bHCl → cKCl + dMnCl₂ + eCl₂ + gH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e, g là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số (a + b) là

𝐀. 19. 𝐁. 26. 𝐂. 18. 𝐃. 17.

Câu 272: Cho phản ứng: Na₂SO₃ + KMnO₄ + H₂O → Na₂SO₄ + MnO₂ + KOH. Tỉ lệ hệ số của chất khử và chất oxi hóa sau khi cân bằng là

𝐀. 4:3. 𝐁. 3:2. 𝐂. 3:4. 𝐃. 2:3.

Câu 273: Cho phản ứng: FeSO₄ + K₂Cr₂O₇ + H₂SO₄ → Fe₂(SO₄)₃ + K₂SO₄ + Cr₂(SO₄)₂ + H₂O. Các hệ số cân bằng của FeSO₄ và K₂CR₂O₇ lần lượt là

𝐀. 6 ; 2. 𝐁. 5 ; 2. 𝐂. 6 ; 1. 𝐃. 8 ; 3.

37. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử (tự oxi hóa khử)

Câu 274: Cho phương trình phản ứng: aNO₂ + bNaOH → cNaNO₃ + dNaNO₂ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng là

𝐀. 9. 𝐁. 6. 𝐂. 8. 𝐃. 7.

Câu 275: Cho phương trình phản ứng: aCl₂ + bNaOH → cNaCl + dNaClO + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 6. 𝐁. 5. 𝐂. 7. 𝐃. 3.

Câu 276: Cho phương trình phản ứng: aCl₂ + bKOH → cKCl + dKClO₃ + eH₂O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e là các số nguyên tối giản. Tổng (a + b) là

𝐀. 6. 𝐁. 5. 𝐂. 4. 𝐃. 7.

Câu 277: Cho phản ứng hoá học: Cl₂ + KOH → KCl + KClO₃ + H₂O. Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hoá và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hoá học của phản ứng đã cho tương ứng là

𝐀. 1:5. 𝐁. 5:1. 𝐂. 1:3. 𝐃. 3:1.


No comments:

Post a Comment